Những vấn đề phi lý cần thảo luận rõ ràng trước khi sửa chữa Thảo_luận:Vua_Việt_Nam

bài này có rất nhiều điểm cần thống nhất lại để đi đến sửa đổi cuối cùng:

  1. thụy hiệu của các vua phải được chính sử công nhận, ví như thuỵ hiệu các vua nhà Tiền Lý chỉ do sách đời sau Việt điện u linh tập tự truy tôn không coi là thuỵ hiệu được, hay như Nam Đế là tự xưng kiểu như Hồ Quý Ly xưng là Quốc Tổ chương hoàng không thể tính...đương thời triều đại đó sau khi nhà vua mất thuỵ hiệu là do con cháu hoặc quần thần căn cứ vào hành trạng của nhà vua mà truy tặng, nếu tính thuỵ hiệu của các vị vua đó thì các vua hậu kỳ nhà Mạc đều có thể ghi thuỵ hiệu vì có hậu thế truy tôn... những thuỵ hiệu như Hắc Đế của mai Thúc Loan là do các sử gia thấy vị vua này đen thì gọi như vậy, triều đại chưa ổn đinhk làm sao đã đặt thuỵ hiệu, Mai Thiếu Đế cũng thế trong chính sử không nhắc tới cần xem xét lại...còn Bố Cái Đại Vương của Phùng Hưng là do Phùng An suy tôn, đó cũng không phải thuỵ hiệu...loại bỏ. Thuỵ hiệu của Đinh Tiên Hoàng chưa rõ ràng, sử sách còn nhiều điểm hồ nghi, có thể tự xưng như Tần Thuỷ Hoàng cũng có thể do các sử gia ghi để tôn xưng là vua đầu tiên của Việt Nam...thuỵ hiệu của Lê Ngoạ Triều không có, từ Ngoạ Triều do Lý Thái Tổ đặt ra vì thấy vua này nằm để ngự triều, kiểu đặt đó giống như vua Thang đặt cho Kiệt Hạ, vua Vũ Vương nhà Chu đặt cho Ân Trụ vậy, Lê Trung Tông triều Tiền Lê không phải thuỵ hiệu mà là miếu hiệu, tất cả những chi tiêtd trên chỉ có thể ghi rõ ở bài riêng về nhân vật đó, do ai truy tôn hoặc trong sách vở nào ngoài chính sử chớ không thể đưa vào đây được. Những trường hợp vua bị phế đều không gọi đó là thuỵ hiệu được, hoặc như Thiếu Đế chỉ là tôn hiệu các sử gia thấy vị vua ấy lên ngôi còn trẻ thì đưa vào không thể tính được...??? Thụy hiệu của Lê Chiêu Thống do nhà Nguyễn truy tôn, không tính vào đây...thông thường các vị vua cuối cùng đều không có thụy hiệu, mấy vị vua nhà Mạc cũng không gọi theo kiểu niên hiệu, đã không có thì chỉ cần ghi trực tiếp tên thật của họ là được. Cần chú ý thêm ở đây chỉ là bảng thống kê danh sách các vị vua, có ghi thụy hiệu hợp pháp với chính sử là được, nếu đã cần nguồn dẫn như vậy thì tất cả các thuỵ hiệu miếu hiệu hay niên hiệu của các vị vua khác đều phải chú thích hết, không cần thiết vì đã có ở bài chính của họ rồi --minhhuy (thảo luận) --Trungda (thảo luận) Đói ăn - khát uống - có bệnh chữa - sai sửa (thảo luận) 08:16, ngày 18 tháng 12 năm 2016 (UTC)
  2. về tước hiệu vua Việt Nam chỉ có 2: Hoàng đế là trong nước tự xưng, còn vương là được thụ phong của Trung Quốc, trong đó phổ biến nhất là Giao Chỉ Quận Vương và An Nam quốc vương, từ đời Đinh Tiên Hoàng đã được xác lập cụ thể trên cả 2 phương diện này, chỉ có mấy triều đại tự xưng vương là nhà Ngô hoặc bà Trưng thì thất bại còn như Lý Bí hay Mai Thúc Loan thì vẫn chìm đắm trong đêm trường bắc thuộc. Nhà Ngô nói 1 cách chuẩn nhất vẫn chưa thể là 1 triều đại, tuy xưng vương nhưng không đặt quốc hiệu vẫn mang danh là Tĩnh Hải Quân là 1 đơn vị hành chính của Trung Quốc, nhưng vẫn có thể chấp nhận xếp vào hàng đế vương. Các sách sử tuy chép làm kỷ nhà Ngô nhưng vẫn chỉ đưa vào phần ngoại kỷ, bắt đầu từ nhà Đinh nước Việt Nam mới thực sự độc lập hoàn toàn về cả ngoại giao lẫn thực tế. Ngoại giao nhà Tống đã phong Đinh Tiên Hoàng là Giao Chỉ quận vương, tuy mới chỉ là quận vương nhưng đã có tước hiệu của 1 phiên thuộc, còn Đinh Bộ Lĩnh cũng tự xưng đế ở trong nước và đặt quốc hiệu Đại Cồ Việt...??? Đói ăn - khát uống - có bệnh chữa - sai sửa (thảo luận) 14:40, ngày 20 tháng 12 năm 2016 (UTC)
  3. Trường hợp vua các quốc gia cổ chỉ cần ghi xuống phần xem thêm là được, các vị vua này tuy họ từng cải trị ở dải đất miền trung và nam bộ Việt Nam nhưng đó là các quốc gia khác với nền văn hóa khác hoàn toàn, không thể coi họ là vua Việt Nam được, họ đã có danh sách và bài viết riêng. Cũng như ở Trung Hoa danh sách vua đa phần chỉ tính người Hán, có hay chăng thêm ngũ hồ thập lục quốc hoặc Bắc Ngụy và nhà Liêu Kim Nguyên Thanh còn những nước như Thổ Phồn, Đột Quyết không thể tính là vua Trung Quốc vì trước khi bị sát nhập vào Trung Quốc họ đã từng là quốc gia riêng biệt chẳng liên quan gì. Tuy nhiên, địa bàn lãnh thổ của họ ngày nay thuộc về Việt Nam nên cũng cần lập ra mục riêng để giới thiệu sơ lược, khả năng nhà Triệu có thể xem xét đưa vào mục này vì nó còn cổ hơn cả các quốc gia trên. Đói ăn - khát uống - có bệnh chữa - sai sửa (thảo luận) 02:23, ngày 24 tháng 12 năm 2016 (UTC)
  4. trường hợp chúa Trịnh chúa Nguyễn, tạm thời chưa lập bài viết các chính quyền tự chủ và tự lập, trong thời kỳ quá độ chờ đợi ý kiến của các thành viên sẽ loại trừ: Trịnh Kiểm, Trịnh Cối, Nguyễn Kim, Nguyễn Hoàng ra khỏi danh sách, những nhân vật này không phải là chúa, họ đều chỉ là quan lại của nhà Lê chưa có xưng hiệu và cũng chưa xác nhận quyền lực... Tạm thời chưa lập bài vì e rằng lập ra lại bị xóa nhanh bởi chưa thấy ý kiến phản hồi từ các thành viên chủ chốt --minhhuy (thảo luận) --Trungda (thảo luận) do trước đây đã từng lập và bị xóa, sau đó yêu cầu khôi phục cũng không được lưu ý tới. Vấn đề ở đây là khi thảo luận thì không dứt khoát rồi khi bài viết được công bố thì lại lấy lý do này nọ mà xóa rồi cấm, vậy các thành viên có cần phải biểu quyết không, nếu không thì bài viết sẽ được tiến hành trong nay mai !!!! Đói ăn - khát uống - có bệnh chữa - sai sửa (thảo luận) 02:32, ngày 25 tháng 12 năm 2016 (UTC)
  5. Trường hợp nhà Tây Sơn vẫn thuộc về thời loạn lạc chia cắt đất nước, không thể ghi vào mục phong kiến tái thống nhất được, vì còn mắc vụ Trịnh Nguyễn phân tranh nên tạm thời cứ để như vậy...vì khi Nguyễn Nhạc lên ngôi phía bắc vẫn còn nhà Lê trung hưng, khi Nguyễn Huệ xưng đế tuy Nguyễn Nhạc lui về làm Tây Sơn vương nhưng thực tế vẫn là chính quyền riêng biệt sau đó Nguyễn Huệ lại chết trước, đến Nguyễn Văn Bảo vẫn chống nhau với Quang Toản do đó trong nội bộ đã bất ổn, vả lại năm 1780 Nguyễn Ánh đã xưng vương rồi đấu đá nhau suốt cho đến tận khi nhà Tây Sơn bị tiêu diệt hoàn toàn...!!! Đói ăn - khát uống - có bệnh chữa - sai sửa (thảo luận) 01:15, ngày 26 tháng 12 năm 2016 (UTC)
  6. trường hợp những vị vua tự xưng trong nội bộ hoàng thất cũng cần loại trừ khỏi bài viết này để đưa sang bài Danh sách chính quyền tự chủ và tự lập trong lịch sử Việt Nam vì tính chất của họ còn không bằng 1 cuộc khởi nghĩa nông dân, có khi gây loạn được ít lâu đã bị dẹp tan...nếu công nhận những người này là vua Việt Nam để ở danh sách này thì các người xưng đế xưng vương như cha con họ Nùng nay cha con Trần Cảo chẳng hạn cũng phải được xếp ở đây...các vị vua hậu kỳ nhà Mạc cũng vậy , đã mất ngôi chính thông rút chạy kiểu như nhà Nam Minh bên Trung Quốc chẳng hạn thì chỉ là phụ chứ không thể gọi là vua Việt nam hợp pháp được, còn thua cả các thê slực như chúa Trịnh chúa Nguyễn, chỉ ngang với chúa Bầu mà thôi Đói ăn - khát uống - có bệnh chữa - sai sửa (thảo luận) 01:20, ngày 26 tháng 12 năm 2016 (UTC)
  7. trường hợp 12 sứ quân họ chỉ là những quân phiệt cát cứ, nhà Ngô đã mất ngôi chính thống, từ khi Ngô Quyền chết các sứ quân đã nổi dậy chém giết lẫn nhau vì không phục Dương Tam Kha, sau đó nhà Ngô suy sụp hẳn, Ngô Xương Xí tuy làm vua nhưng thế lực yếu mà phải lui về làm sứ quân...giai đoạn này có khác nào nhà Chu bên Tàu, khi suy yếu chư hầu quật khởi nhà Chu còn hèn kém hơn cả 1 chư hầu nhỏ nhất nhưng dù sao vẫn là thiên tử, do vậy nhà Ngô vẫn có thể tính Ngô Xương Xí, còn không thì 12 sứ quân này dều đưa sang bài Danh sách chính quyền tự chủ và tự lập trong lịch sử Việt Nam là hoàn toàn hợp lệ Đói ăn - khát uống - có bệnh chữa - sai sửa (thảo luận) 01:28, ngày 26 tháng 12 năm 2016 (UTC)
  8. những vị tiếm ngôi như Dương Tam Kha, Dương Nhật Lễ, Lê Dân Nghi thì vẫn có thể để lại được bởi họ là vua duy nhất hợp pháp, tuy sau đó bị phế nhưng trong thời gian họ làm vua không có người đối địch mà có người còn nối tiếp hợp pháp như Dương Nhật Lễ được Trần Dụ Tông nhận làm con nuôi đổi làm họ Trần thì vẫn có thể tính là vua nhà Trần được. Lê Nghi Dân chẳng qua bị lật đổ nên bị coi là tiếm ngôi chứ cái kiểu đó thường xuyên xảy ra như thời Tiền Lê có Lê Long ĐĨnh cướp ngôi anh là Lê Long Việt, giả như con Lê Long Việt giết chú đoạt lại vương vị thì Lê Ngoạ Triều sẽ lại bị phế truất rồi coi là soán ngôi ngay lập tức...hay như Lê Nghi Dân truyền đwocj vài đưòi mà Lê Thánh Tông không diệt đwocj thì sẽ thành vua hợp pháp theo kiểu Minh Thành Tổ cướp ngôi cháu, nếu Minh Huệ Đế phục vị thì Minh Thành Tổ là phản tặc còn thất bại thì phải chạy sang Pháp mà tản cư, có vậy thôi. Hay như Hải Lăng Vương Hoàn Nhan Lượng của nhà Kim, giả sử truyền được vài đời sẽ được tôn chính thống, chẳng qua bị mất ngôi mà thành ra kẻ tiếm vị Đói ăn - khát uống - có bệnh chữa - sai sửa (thảo luận) 01:28, ngày 26 tháng 12 năm 2016 (UTC)
  9. trường hợp nhà Triệu nên để hay nên xóa tạm thời gác lại, vì sử sách xưa đa phần đều công nhận triều đại này, nhưng xét kỹ lại thì cũng chưa thỏa đáng bởi Triệu Đà xưng vua ở Lưỡng Quảng, giả sử không đánh bại được Thục Phán mà lại bị nhà Hán diệt trước, sau đó nhà Hán trực tiếp diệt nhà Thục thì triều đại này sẽ không bao giờ được công nhận cả. Địa bàn nhà Triệu tương đương với nơi phát tích của nhà Nam Hán thời ngũ đại, trong giai đoạn này Việt nam từng rơi vào tay nhà Nam Hán (923 - 931) hoặc (930 - 931) như vậy nếu tính ra thì sau khi họ Khúc tự chủ thì vua Việt Nam phải tính là Nam Hán Cao Tổ cho đến khi Dương Đình Nghệ giành lại chính quyền về tay người Việt, Triệu Đà là người Hán còn Nam Hán Cao Tổ cũng là người Hán, lịch sử nhà Triệu được công nhận thì nhà Nam Hán chả có lý gì không thể làm vua Việt Nam...Bây giờ suy rộng ra, nếu Dương Đình Nghệ không đuổi được quân Nam Hán mà tình trạng đó kéo dài cho đến năm 971 nhà Tống diệt được Nam Hán và Việt Nam lại rơi vào tay nhà Tống thì có khác gì nước Nam Việt rơi vào tay nhà Hán, nếu như Nam Việt bị An Dương Vương đánh bại thì có khác chi Nam hán bị Dương Đình Nghệ trục xuất...còn nếu công nhận Triệu Đà thì những kẻ như Tiêu Tiển, Cao Biền cũng có thể làm vua Việt Nam tốt, Tiêu Tiển đã trực tiếp xưng đế chống lại nhà Tuỳ...Cao Biền trong sử sách vẫn gọi Cao Vương, kiểu như Sĩ Nhiếp được tôn sùng thành Sĩ Vương, vậy họ cũng có thể coi là vua Việt Nam đường đường chính chính...Triệu Đà chỉ sai quan sứ sang cai trị Giao Chỉ và Cửu Chân mà không trực tiếp còn Nam Hán cũng sai Lý Tiến sang làm thứ sử tính chất chẳng khác nhau là mấy, chẳng qua Triệu Đà bỏ phong tục Hán mà theo kiểu người Việt nên có chút khác ý mà thôi, vì ông ta muốn cát cứ lâu dài củng cố thể lực nên đồng hóa cho dễ bề ăn nói mà thôi/....Q!!!! --minhhuy (thảo luận) --Trungda (thảo luận). Nói như Ngô Thì Sĩ cũng đúng, nếu tính nhà Triệu thì những người nào cát cứ vùng Lưỡng Quảng đều đwocj công nhận là vua Việt Nam chăng, như Lâm Sĩ Hoằng chẳng hạn, nếu ông này chiếm được Giao Châu chắc có lẽ cũng được công nhận là vua Việt Nam rồi, thực tế có Tiêu Tiển đã làm được việc trên. Giả sử nhà Triệu chiếm được Việt Nam trong khoảng vài năm, sau đó bị người Việt đánh đuổi theo kiểu Nam Hán chắc sẽ không bao giờ được tính là triệu đại Việt Nam, thế nên nhà Triệu ở đây cũng có thể coi như nhà Nguyên và nhà Thanh ở Trung Quốc vậy....!!! Nếu cứ nhì nhằng thế này nửa nhận nửa không rồi vẫn ghi vào rõ ràng là đã công nhận nhà Triệu, còn không thì khỏi ghi nên loại ra ngoài danh sách này...!!! Nếu xét ra có khi chỉ càn ghi vào mục xem thêm thì nghe có vẻ hợp tình hợp lý hơn, cùng với các danh sách vua Chăm Pa hay Phù Nam chẳng hạn Đói ăn - khát uống - có bệnh chữa - sai sửa (thảo luận) 01:40, ngày 26 tháng 12 năm 2016 (UTC)
  10. Những chính quyền họ Khúc họ Dương họ Kiều đều chỉ là tự chủ, cần chuyển sang bài Danh sách chính quyền tự chủ và tự lập trong lịch sử Việt Nam... ở đây sẽ đưa thêm 1 loạt những chính quyền như: Lý Trường Nhân, Lý Thúc Hiến, Dương Thanh cho tập hợp đầy đủ hơn và đúng với tính chất lịch sử của nó...trường hợp Phùng Hưng trong lịch sử cũng chẳng ghi rõ là xưng gì, chỉ thấy chép là Đô Quân, như vậy cũng chẳng ra vua hoặc vương tước gì cả. Bố Cái đại vương sau khi chết Phùng An truy tôn, đương thời Phùng Hưng cũng chưa thực sự giành chính quyền rõ rệt mà vẫn giằng co với Cao Chính Bình trong 30 năm, như vậy chưa ổn định có khác nào cha con Hoàng Công Chất làm chúa xứ Mường Thanh, vậy nên cũng cần chuyển sang bài Danh sách chính quyền tự chủ và tự lập trong lịch sử Việt Nam xem ra chuẩn xác hơn...và Mai Thúc Loan nữa, sử sáchc ũng chỉ chép sơ sài về nhân vật này, còn như Mai Thiếu Đế chỉ là truyện dã sử, các sách sử đều chỉ ghi 1 chút trong thời Bắc thuộc do vậy cũng cần chuyển qua bài Danh sách chính quyền tự chủ và tự lập trong lịch sử Việt Nam...Ở phần trên định nghĩa vua Việt Nam là nhà cai trị Việt nam độc lập tự chủ, trong khi các cuộc khởi nghĩa này kết cục thất bại chưa thực sự ổn định đâu thể tính là vua Việt Nam được...nếu tính thế thì chả có lý do gì mà không đưa cha con Nùng Tồn Phúc, Nùng Trí Cao hoặc cha con Trần Cảo, Trần Thăng vào danh sách. Trường hợp 2 Bà Trưng cũng gần như vậy, nổi dậy được 3 năm...năm 41 nhà Hán đã cử Mã Viện đem quân sang đến năm 42 chiến tranh và năm 43 bị tiêu diệt như vậy chế độ cũng chưa kịp ổn định, chẳng qua các sử gia thời xưa chép thành 1 kỷ vì vinh danh phụ nữ là thứ nhất, thứ 2 là người Việt nam xưng vương tách khỏi Trung Hoa...nhưng nếu thành công mà triều đại kéo dài mới tính chứ ngắn ngủi thế cũng chỉ gọi là chính quyền tự chủ đâu thể gọi là triều đại được. Trong lịch sử Trung Quốc vào các đời Ngũ Hồ Thập Lục Quốc sang nam Bắc Triều hay Ngũ đại Thập Quốc cũng khá nhiều người xưng vương xưng đế nhưng chỉ được 1 đời đều không đwocj tính vào hàng đế vương mà chỉ là chính quyền nổi dậy cát cứ mà thôi Đói ăn - khát uống - có bệnh chữa - sai sửa (thảo luận) 10:07, ngày 26 tháng 12 năm 2016 (UTC)
  11. Nói về thời Bắc thuộc chỉ có nhà Tiền Lý kéo dài hơn 60 năm có thể coi như 1 triều đại, tuy nó cũng chưa thực sự ổn định bởi Lý Bí xưng đế chưa bao lâu đã bị quân Lương đánh sang sau đó thua trận ốm chết truyền ngôi cho Triệu Quang Phục...anh của Lý Bí không phục đã tách ra lập nước Dã Năng chứng tỏ nội bộ cũng chia cắt, sau này Triệu Quang Phục đuổi được quân Lương lại đánh nhau với Lý Phật Tử...cho đến khi Lý Phạt tử sát nhập Dã Năng vào Vạn Xuân mới thực sự ổn định, như vậy 60 năm thì có đến 30 năm đấu tranh chống ngoại bang và nội bộ lục đục...như vậy chính quyền của Lý Thiên Bảo là tách khỏi Triệu Quang Phục cần chuyển qua bài Danh sách chính quyền tự chủ và tự lập trong lịch sử Việt Nam và giai đoan Lý Phật Tử đánh nhau với Triệu Quang Phục thì Lý Phật Tử sẽ nằm trong dach sách đó, khi đánh bại Triệu Quang Phục mới được ghi chép làmn vua chính thống --minhhuy (thảo luận) --Trungda (thảo luận). Tức là Tiền Lý chỉ có 2 vua, Triệu Quang Phục tuy không phải họ Lý nhưng được nhận ngôi từ Lý Bí, Lý Thiên Bảo tuy là anh Lý Bí nhưng không được truyền ngôi mà tự xưng coi như làm phản...!!! Nếu như Lý Phật Tử không bị mất nước về tay nhà Tuỳ mà duy trì được thêm vài đời nữa thì sử sách chắc chắn sẽ coi Triệu Quang Phục là kẻ tiếm ngôi, mà Lý Thiên Bảo sẽ trở thành vua chính thống...chẳng qua do họ Lý mất nước nên các sử gia đời sau viết với tư cách khách quan mà công nhận Triệu Quang Phục vậy...!!! Đói ăn - khát uống - có bệnh chữa - sai sửa (thảo luận) 10:28, ngày 26 tháng 12 năm 2016 (UTC)
  12. Vấn đề nhà Hậu Trần ở đây cũng cần xem xét lại, Trần Cảo do Lê Lợi dựng nên làm vua bù nhìn, được nhà Minh phong làm An Nam quốc vương nhưng thực tế chẳng có quyền hành gì, cái đó không thể coi là vua Việt Nam mà chỉ cần xếp sang chính quyền tự chủ tự lập là được. Còn như các vua Giản Định đế và Trùng Quang đế...theo nguyên tắc nhà Minh diệt họ Hồ đã thống trị đất Việt, như vậy cuộc nổi dậy của họ Trần này nằm trong thời thuộc Minh kéo dài 7 năm rồi thất bại, như vậy đúng ra chỉ là chính quyền tự chủ không thể coi như 1 triều đại, chẳng qua Ngô Sĩ Liên chép sử tôn vinh chính thống mà ghi thành Hậu Trần, rồi lại lấy mốc Lê Lợi khởi nghĩa để chép thành kỷ nhà Lê mà kỷ thuộc Minh chỉ vẻn vẹn 4 năm, như thế không đúng...các sử scsh khác ghi chép về cuộc khởi nghĩa Hậu Trần chỉ là phản loạn, cũng giống như cha con trần Cảo Trần Thăng với nhà Lê Sơ, ở đây Việt Nam đã thuộc nhà Minh, nếu nhà Hậu trần đó thắng lợi rồi truyền đời thì rõ ràng là chuyện khác, còn thất bại thì chỉ là giặc đối với nhà Minh theo luật "được làm vua thua làm giặc"...suốt từ khi thành lập đến lúc diệt vong đâu có ổn định mà chiến sự liên miên ngay trong nội bộ còn lục đục chia rẽ, triều đại là phải ổn định cả về kinh tế lẫn chính trị, nếu danh sách này đưa cr các cuộc nổi dậy của cha con họ Nùng hay Trần Cảo chẳng hạn vào thì đương nhiên nhà Hậu Trần này cũng hợp pháp, còn loại bỏ họ thì trường hợp này cũng chỉ là 1 chính quyền tự lập tự chủ không hơn không kém, đó chính là sự trung lập Đói ăn - khát uống - có bệnh chữa - sai sửa (thảo luận) 01:02, ngày 27 tháng 12 năm 2016 (UTC)
Xin hỏi --Trungda (thảo luận) trước khi chỉnh sửa tôi đã nêu ra những vấn đề trên, nhấn mạnh rồi hỏi đi hỏi lại mà không ai trả lời, để mấy tháng cũng mặc kệ...khi nói đến lại kêu rằng không được hỏi hay không được quyền rồi không nằm trong số người có trách nhiệm, toàn thoái thác vậy khi sửa còn can thiệp vậy là sao...lúc đầu thì không nói, rõ là "nói 1 đằng làm 1 lẻo" ...Đói ăn - khát uống - có bệnh chữa - sai sửa (thảo luận) 02:07, ngày 29 tháng 3 năm 2017 (UTC)

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thảo_luận:Vua_Việt_Nam http://chimvie3.free.fr/22/ttds053.htm http://eva.vn/tin-tuc/nhung-ky-luc-vo-tien-khoang-... http://news.zing.vn/nhung-ky-luc-vo-tien-khoang-ha... https://nghiencuulichsu.com/2012/10/04/the-thu-cac... https://3mplago.wordpress.com/2017/03/28/tranh-cai... https://meta.wikimedia.org/wiki/Main_Page https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_wars_involvi... https://vi.wikisource.org/wiki/Vi%E1%BB%87t_Nam_s%... https://vi.wikisource.org/wiki/Vi%E1%BB%87t_Nam_s%...